Tập tạ chân tăng chiều cao? Hầu hết chúng ta đã cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong những năm tháng tuổi teen. Thêm vào đó, hiện nay, rất nhiều người xem trọng ngoại hình và nhất là quan tâm vấn đề chiều cao. Nhưng có những cách nào để tăng chiều cao? Liệu việc tập luyện bài tập tạ chân có thể giúp tăng chiều cao?
Về khía cạnh khoa học, việc tăng chiều cao diễn ra mạnh nhất ở một số độ tuổi nhất định. Yếu tố tuổi tác là biến số ảnh hưởng rất lớn gần như quyết định cho việc phát triển chiều cao. Do đó, nếu bạn tuân thủ một số yếu tố và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong những năm tháng phát triển, bạn có thể sẽ đạt được mức chiều cao vượt trội và có thể bù đắp những yếu tố khác như gen di truyền.
Khi qua giai đoạn dậy thì, việc tăng trưởng chiều cao hầu như rất ít và rất lâu, thậm chí gần như dừng lại. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm cách để tăng chiều cao, hãy cân nhắc yếu tốnhư chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc thực hiện những bài tập tạ chân có thể giúp tăng chiều cao hiệu quả. Hãy cùng LIFE FITNESS tìm hiểu về việc tập tạ chân tăng chiều cao – một phương pháp khoa học nếu thực hiện đúng cách và đúng thời điểm.
Tập tạ chân tăng chiều cao?
Quá trình luyện tập với tạ chân không phức tạp. Tất cả những gì cần làm là đeo tạ vào mắt cá chân và luyện tập. Bạn có thể kết hợp tạ chân này với nhiều loại bài tập và hình thức luyện tập như đi bộ, chạy bộ ngoài trời hay trong nhà. Tuy nhiên, bạn nên xem xét và nghiên cứu kỹ trọng lượng tạ chân phù hợp với mình trước khi luyện tập. Đây là yếu tố quan trọng vì nếu chọn lựa sai trọng lượng tạ chân có thể gây phản ứng ngược lại hoặc làm tổn thương phần mắt cá chân của bạn.
Tập luyện bài tập tập tạ chân đúng cách có thể giúp bạn tăng chiều cao
Tạ chân là dụng cụ tập luyện yêu thích của rất nhiều vận động viên, người mẫu và người nổi tiếng vì chúng đa dụng và dễ mua, rất dễ kết hợp lúc luyện tập. Do đó, bạn nên xem xét việc bắt đầu tập luyện với loại dụng cụ thể thao hữu ích và hiệu quả này. Tạ chân là dụng cụ thể thao có trọng lượng, có hình dạng như một vòng đai để bạn có thể đeo quanh mắt cá chân trước khi luyện tập.
5 bài tập mobility drill giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp
Có rất nhiều thông tin về các loại sirô và viên uống tăng chiều cao. Tuy chưa kiểm chứng được hiệu quả của những loại thực phẩm chức năng đó, nhưng những loại sản phẩm tiêu thụ qua đường uống vào cơ thể thì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bạn. Trong khi đó, việc tập luyện là hoạt động thể chất sẽ không gây tác động nào ảnh hưởng trực tiếp hoặc tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Do đó, bạn có thể cân nhắc tìm mua một đôi tạ chân, là một sản phẩm phổ biến và rất dễ kiếm, giúp bạn rèn luyện và phát triển chiều cao. Ban đầu, việc tập luyện có thể gặp khó khăn, nhưng khi đã quen thuộc và thành thạo, bạn sẽ gặt hái được những kết quả rất mỹ mãn với đôi tạ chân này đấy.
Cách sử dụng tạ chân
Bạn có thể cố định tạ chân ở khu vực mắt cá chân hoặc ống chân dưới trước khi luyện tập, nhất là những khu vực có xương hỗ trợ để không bị căng cơ và tuột khi luyện tập. Điều quan trọng cần lưu ý là lựa chọn trọng lượng tạ phù hợp với cơ địa, sức chịu đựng và cường độ tập của bạn. Bạn cũng không nên đeo nhiều tạ chân để tránh những tổn thương cho cơ thể.
Khi nào bạn có thể tăng thêm trọng lượng tạ chân?
Sau khi đã thuần thục và quen thuộc với những bài tập đơn giản, bạn có thể tập thể nhún và nhấc chân như squat với tạ chân. Thậm chí có thể thêm chúng vào khi đang thực hiện động tác kéo giãn tĩnh hoặc tập cơ mông, gân kheo và bắp chân. Lúc này, bạn đã quen với việc tập luyện cùng tạ chân và cần đảm bảo rằng cơ thể của bạn có thể thích ứng với khối lượng tăng thêm đó.
Việc tập luyện với tạ chân mang lại cho bạn lợi ích trên toàn cơ thể, nó có tác dụng với vùng lưng dưới của bạn, làm săn chắc cơ thể và cả phần lưng trên. Để có kết quả bạn phải thực hiện những bài tập với tạ chân thường xuyên.
Chỉ nâng trọng lượng tạ chân khi bạn đã thuần thục
Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là nếu chọn lựa sai khối lượng tạ, thực hiện bài tập không đúng cách cũng dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Gây tổn thương cho các khớp
- Đau ở chân và cơ bắp chân
- Cảm giác mệt mỏi
- Bị chuột rút ở chân
- Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Giảm trọng lượng tạ chân
Tạ chân thật sự là một dụng cụ thể thao linh hoạt và bạn có thể luyện tập với chúng ở mọi nơi với mọi bài tập như xoay hông và cả các tư thế khác. Nếu bạn kiên trì những bài tập với tạ chân, chúng có thể kích hoạt mọi cơ quan như xương khớp, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất và nội tiết, nhờ đó có thể giúp bạn tăng chiều cao.
Tuy nhiên, “phép màu” tăng chiều cao sẽ không đến nhanh chóng trong vòng vài ngày. Bạn cần kiên trì tập luyện kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy mức tạ quá sức với mình, bạn cần giảm trọng lượng tạ để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh gây tổn thương cho xương khớp.
Bài tập với tạ chân
Bạn có thể thử một số bài tập với tạ chân dưới đây để nhắm tới phần đầu gối và phần chân, giúp tăng cường chiều cao.
Bài tập ngồi
Bạn có thể thử những bài tập nâng tạ chân với trọng lượng khoảng 4kg và ở tư thế ngồi. Bằng cách này, bạn có thể tăng thêm sức bền, khởi động cho phần cổ chân hoặc đầu gối, bạn cũng có thể tăng tải trọng tạ chân khi đầu gối của bạn khỏe hơn.
Cách thực hiện
- Ngồi xuống ổn định trên một mặt phẳng như mặt đất hoặc trên ghế
- Đeo tạ vào phần cổ chân. Nâng hai chân lên xuống hoặc đẩy chân ra vào, miễn sao chân và tạ không chạm sàn
- Thực hiện trong vòng nửa giờ để đảm bảo việc tập luyện có hiệu quả và tác động được vào phần cổ chân của bạn. Vì vậy, để tranh thủ thời gian, bạn có thể tập khi đang đọc sách, nghe nhạc hay xem tivi.
- Sau khi tập xong, bạn nên tháo tạ, xoa bóp phần đầu gối hoặc cổ chân đã đeo tạ để gia tăng lưu thông máu và thư giãn sau khi luyện tập.
Sau khi kết thúc buổi tập với tạ chân, bạn hãy cố gắng căng cơ và thư giãn phần xương khớp mà bạn đã luyện tập. Bạn không nên cố gắng tạo áp lực và chọn mức tạ có trọng lượng nặng cũng như vội vàng nhảy sang mức tạ cao hơn ngay khi bắt đầu, hãy bắt đầu với mức tạ nhẹ và sau đó chuyển sang mức tạ nặng hơn. Giấc ngủ có tác dụng quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao, bạn nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng để cơ thể kích hoạt hormone tăng trưởng của con người.
Bạn cần chú ý ngừng ngay việc tập luyện để tránh chấn thương nếu bạn cảm thấy có sự bất thường với cơ thể như cảm giác đau đớn dữ dội hoặc tê buốt ở chân và đầu gối. Nguyên nhân có thể là do mức tạ chân không phù hợp với bạn.
Bài tập đá cao với tạ chân
Bài tập này đặc biệt có tác dụng và giúp vận động phần xương chày và xương mác, kích thích chúng dài ra và cũng giúp căng cơ phần xung quanh đầu gối, nhờ đó giúp bạn phát triển chiều cao.
Cách thực hiện
- Đứng trên một mặt phẳng an toàn và đeo tạ chân khoảng 2kg vào cổ chân hoặc đầu gối
- Đá chân về phía trước hoặc đơn giản hơn là nâng cao đùi, thực hiện với cường độ và tốc độ vừa phải
- Khi mới bắt đầu bài tập này, bạn tập trong vòng 10 phút và tăng dần thời gian cho những lần tập sau để giúp đầu gối hoặc phần cổ chân được khoẻ hơn.
Bài tập kéo giãn đầu gối với tạ chân
Bài tập này giúp kéo dài phần thân dưới và kéo căng phần phần sụn ở đầu gối của bạn ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi bạn đã đến một độ tuổi nhất định. Việc tập luyện, kích hoặt và kéo căng phần sụn gối liên tục cũng góp phần phát triển chiều dài của chân, giúp tăng chiều cao.
Cách thực hiện
- Ngồi trên một chiếc ghế cao và đeo tạ chân vào cổ chân của mình
- Di chuyển chân lên và xuống để trọng lực giúp kéo giãn chân, tác động lên mắt cá hoặc đầu gối.
- Sau khi hoàn thành bài tập, bạn bỏ tạ và thư giãn chân bằng cách đá chân nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 lần, quá trình này sẽ giúp kích hoạt và kéo giãn sụn giúp tăng chiều dài chân.
- Bạn nên thực hiện tập luyện bài tập này 3 lần một tuần.
Lưu ý: Các bài tập với tạ chân nên được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia hoặc huấn luyện viên để tránh những chấn thương lớn. Trọng lượng của tạ chân được sử dụng để tập thể dục sẽ được quyết định dựa trên thể trạng và tình trạng sức khỏe của bạn.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao của bạn?
Dù tạ chân là một dụng cụ thể thao rất tốt và có thể thúc đẩy chiều cao nếu được tập đúng cách và phù hợp. Thế nhưng, đây chỉ là yếu tố hỗ trợ giúp kích hoạt xương khớp và không phải là “thuốc tiên” đảm bảo chắc chắn bạn sẽ tăng chiều cao. Có nhiều yếu tố tăng trưởng khác nhau cùng chi phối tác động và kích hoạt việc tăng trưởng chiều cao, thậm chí trong những năm phát triển bạn có thể cao lên 20 – 30cm.
Một yếu tố quan trọng cao quyết định chiều cao là gen di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể chỉnh sửa bù đắp yếu điểm về gen của mình nếu tuân theo một số phương pháp nhất định. Quan trọng nhất là bạn phải đặt ra những mục tiêu thực tế cho bản thân. Hãy siêng năng, kiên trì và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp, chế độ ngủ lý tưởng và tập tạ chân để tiến gần hơn đến mục tiêu chiều cao.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết cách áp dụng tạ đeo chân để tăng chiều cao. LIFE FITNESS Chúc bạn thành công với các bài tập này nhé.