Từ xa xưa, yoga đã được mệnh danh là phương thuốc thần kỳ hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Một trong số đó không thể không nhắc đến đó là việc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả.
Viêm mũi dị ứng đang dần trở thành một căn bệnh của thời đại khi mà số lượng người mắc phải đang ngày một tăng nhanh. Điều trị viêm mũi dị ứng không khó, ngoài việc tuân theo liệu trình của bác sĩ, bạn có thể tập thêm các bài tập yoga để hỗ trợ. Life Fintess & Yoga đã sưu tầm một số động tác yoga giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, bạn hãy dành vài phút xem qua và thử tập luyện tại nhà ngay hôm nay để kiểm chứng hiệu quả nhé.
Viêm mũi dị ứng – Căn bệnh của thời đại công nghiệp
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá thường gặp với các triệu chứng dai dẳng, khó chịu như ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, kèm theo ngứa mắt, ngứa vòm họng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi dị ứng thường là do tiếp xúc với dị nguyên hay các chất gây dị ứng như bụi hoặc phấn hoa.
Khi tiếp xúc, hệ miễn dịch sẽ tự sản sinh ra histamin, một chất giúp chống lại chất gây dị ứng. Và tác dụng phụ của chất này là làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mắt và sổ mũi.
Ngoài việc tiếp xúc với dị nguyên, viêm mũi dị ứng còn có thể là do ô nhiễm môi trường, căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh khiến hệ hô hấp và hệ thần kinh trở nên nhạy cảm. Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Khoảng 10% – 30% người lớn trên toàn thế giới gặp phải tình trạng này, trong khi tỷ lệ này ở trẻ em là 40%.
Viêm mũi dị ứng thường được phân làm 2 loại, viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng dai dẳng. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, chủ yếu là do các chất gây dị ứng ngoài trời như phấn hoa. Trong khi, viêm mũi dị ứng dai dẳng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm và thường do các chất gây dị ứng trong nhà như bụi và lông thú cưng.
Bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm mũi dị ứng nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này. Ngoài ra, hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng. Để làm dịu cảm giác khó chịu do viêm mũi dị ứng này gây ra, ngoài việc tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, bạn có thể tự tập các động tác yoga để hỗ trợ.
Yoga giúp hỗ trợ điều viêm mũi dị ứng như thế nào?
Yoga là một phương thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Một số tư thế yoga có thể làm giảm mức độ của các triệu chứng dị ứng bằng cách:
- Cải thiện hơi thở, sửa chữa chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể, cải thiện trạng thái tinh thần và giữ cho bạn luôn khỏe mạnh, năng động
- Mở rộng và co rút nhanh các cơ bụng để hệ hô hấp được thanh lọc tốt hơn
- Loại bỏ chất nhầy bẩn và nhiễm trùng do viêm mũi dị ứng gây nên, đồng thời chống lại các vi khuẩn gây bệnh
Ngoài viêm mũi dị ứng, yoga còn có thể giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, đau họng, viêm phế quản…
7 tư thế yoga giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Dưới đây là 7 tư thế yoga mà bạn có thể tự tập tại nhà để giảm cảm giác khó chịu do tình trạng viêm mũi dị ứng mang lại:
Tư thế thuyền nhỏ (pavanamuktasana)
Tư thế thuyền nhỏ là một tư thế rất có lợi cho hệ tiêu hóa bởi nó giúp giải phóng khí từ ruột và dạ dày một cách dễ dàng. Đây là bài tập cơ bản mà bạn sẽ được làm quen khi mới tập vinyasa yoga. Bạn có thể tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế từ 10 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế thuyền nhỏ có tác dụng kích thích dây thần kinh và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Không những vậy, nó còn giúp loại bỏ độc tố và cải thiện tinh thần.
Tư thế cây cầu (sethu bandhasana)
Đúng như tên gọi, tư thế yoga này mô phỏng hình dạng của một cây cầu. Cũng giống như tư thế thuyền nhỏ, tư thế cây cầu cũng thuộc cấp độ cơ bản, phù hợp với người mới bắt đầu tập luyện. Bạn có thể tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế từ 30 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế cây cầu giúp kéo căng cổ và ngực, giúp giải toả căng thẳng và giảm trầm cảm nhẹ. Không những vậy, tư thế này còn tạo điều kiện để phổi được mở ra, giúp cải thiện các vấn đề hô hấp, giảm mệt mỏi và đau đầu.
Tư thế cái cây (vrikshasana)
Tư thế này mô phỏng hình dạng của một cái cây. Về cơ bản, đây là một tư thế đứng khá đơn giản và thường là bài tập đầu tiên dành cho những người mới làm quen với yoga. Bạn nên tập tư thế này khi bụng đói và mở mắt để cơ thể tự cân bằng. Giữ tư thế khoảng một phút mỗi chân.
Lợi ích: Tư thế cái cây giúp bạn tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống, giúp giải tỏa cảm giác căng thẳng, mệt mỏi do bệnh viêm mũi dị ứng gây nên. Không những vậy, tư thế cái cây còn giúp kéo căng cơ thể từ đầu đến chân, giúp xoa dịu hệ thần kinh và cải thiện khả năng tập trung.
Tư thế chiến binh I (virabhadrasana I)
Tư thế chiến binh I
Tư thế chiến binh I là tư thế được đặt theo tên của một anh hùng huyền thoại – virabhadra. Tư thế này cũng thuộc cấp độ mới cơ bản và phù hợp với người mới làm quen với yoga. Bạn nên tập tư thế chiến binh I vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế khoảng 20 giây mỗi chân.
Lợi ích: Tư thế chiến binh I giúp kéo căng cổ, vai, ngực và phổi, đồng thời làm săn chắc cơ bắp. Bên cạnh đó, tư thế này còn cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể và cải thiện hô hấp.
Tư thế tam giác (trikonasana)
Tư thế này có hình dạng giống như một hình tam giác khi thực hiện. Đây cũng là tư thế khá đơn giản và phù hợp với người mới tập. Cũng giống những tư thế trên, bạn nên tập tư thế tam giác khi bụng đói và mở mắt khi thực hiện. Giữ tư thế khoảng 30 giây.
Lợi ích: Tư thế tam giác có tác dụng củng cố và mở ngực. Không những vậy, nó còn làm thay đổi trạng thái tinh thần, thể chất và là một công cụ tuyệt vời để quản lý căng thẳng.
Tư thế nửa mặt trăng (ardha chandrasana)
Tư thế nửa mặt trăng là một tư thế hatha yoga cơ bản. Bạn có thể tập tư thế này vào buổi sáng hoặc hoàng hôn và nên giữ khoảng 15 đến 30 giây.
Lợi ích: Tư thế nửa vầng trăng có tác dụng mở rộng cơ ngực và vai. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện cột sống, giảm đau lưng, giảm căng thẳng và cải thiện sự phối hợp.
Tư thế đứng trên vai (salamba sarvangasana)
Tư thế đứng trên vai
Tư thế đứng trên vai được xem là nữ hoàng của tất cả các tư thế. Nguyên nhân không chỉ nằm ở việc đây là 1 tư thế khó mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Bạn nên tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế khoảng 30 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế đứng trên vai có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm mất ngủ và khó chịu. Ngoài ra, nó còn làm tăng lưu thông máu đến phổi.
Viêm mũi dị ứng đang trở nên phổ biến với số trường hợp mắc đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Dù không nguy hiểm nhưng nếu để lâu, viêm mũi dị ứng cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Để tránh rơi vào tình huống này, ngoài việc đi khám và điều trị theo hướng dẫn, bạn hãy dành một chút thời gian trong ngày để tập các động tác yoga trên nhé.