Chứng nghiện tập gym là một hội chứng mà bất cứ gymer nào cũng muốn tránh xa, nhưng lại vô tình mắc phải do chế độ dinh dưỡng và luyện tập bất hợp lý.
Tập gym điều độ luôn được biết đến như một cách rèn luyện sức khỏe. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu “cái gì nhiều quá cũng không tốt”, việc tập thể hình cũng không ngoại lệ. Chứng nghiện tập gym, nếu diễn ra trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người tập. Hãy cùng Life Fitness & Yoga nhận dạng và phòng tránh “kẻ đáng ghét” này nhé.
Chứng nghiện tập gym là gì?
Chứng nghiện tập gym là một hội chứng ám ảnh với việc tập gym và thể hình một cách tiêu cực. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là do những vấn đề phát sinh trong chế độ dinh dưỡng và ăn uống không được giải quyết một cách thỏa đáng.
Ép bản thân tập luyện là một biểu hiện của chứng nghiện tập thể hình
Nghiện tập gym cũng giống như các thể loại nghiện khác, đều có các biểu hiện như ám ảnh với hoạt động tập thể hình, thực hiện hành vi dù biết điều này gây ra hậu quả xấu và tập gymkể cả khi không muốn và tập trong bí mật.
Nguyên nhân của chứng nghiện tập gym
Trong quá trình tập luyện, cơ thể tiết ra một số chất nhất định trong trung khu thần kinh, tạo nên khoái cảm như khi bạn đạt được một thành tựu nào đó. Khoái cảm này cùng với các chế độ tập luyện nặng hoặc giảm cân cường độ cao có thể là một phần nguyên nhân của chứng nghiện tập gym.
Endorphins và dopamine là hai chất được sinh ra khi sử dịch các loại thuốc an thần, vốn có chức năng kích thích và khiến việc tập luyện hăng hái hơn. Nhu cầu quá cao của cơ thể với các chất này dẫn đến chứng nghiện tập thể hình.
Chứng nghiện tập gym bắt nguồn từ việc cơ thể sản sinh ra các hormone khoái cảm khi tập luyện
Những ám ảnh về cơ thể, về việc mình phải ốm hoặc phải lên cân, các loại mất cân bằng dinh dưỡng bắt nguồn từ chế độ ăn kiêng hà khắc… cũng có thể xem như những nguyên nhân hình thành nên chứng nghiện tập thể hình ở một số cá nhân.
Những người có nguy cơ cao mắc hội chứng này là những người ép buộc bản thân phải theo một khuôn phép nào đó về hình thể hoặc chế độ ăn uống. Đặc biệt là những người thừa cân muốn cải thiện vóc dáng rất dễ dẫn đến chứng nghiện tập gym, nếu theo đuổi một chế độ tập luyện và dinh dưỡng không mấy lành mạnh.
Một nghiên cứu của Đại học Nam California (University of Southern California) cho hay, có 15% những người nghiện tập gym nghiện rượu, thuốc lá và thuốc phiện. Trong khi đó, 25% số người nghiện tập thể hình tham gia khảo sát có các chứng khác như nghiện tình dục và hoặc mua sắm.
Trong một số trường hợp, có những người tìm đến thể hình như một biện pháp để lấp vào chỗ trống mà các chứng nghiện khác để lại, tương tự như việc một người bỏ thuốc lá nhưng sau đó lại nghiện caffeine vậy.
Các biểu hiện của chứng nghiện tập gym
Không chỉ là tập nhiều và một cách tiêu cực, chứng nghiện tập gym còn có các biểu hiện như:
- Chóng mặt sau khi tập
- Có các vấn đề về sức khỏe nếu không tập gym một thời gian
- Không kiểm soát được mong muốn tập luyện
- Cắt giảm thời gian của các sinh hoạt khác để có thêm thời gian luyện tập
- Dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi tập, cũng như để nghỉ ngơi sau buổi tập
- Không thể giảm cường độ tập của bản thân
Làm thế nào để chữa chứng nghiện tập gym?
Trong đa số trường hợp, để khắc phục, chúng ta sẽ cần một tinh thần tự chủ cực kỳ cao từ phía người tập. Ban đầu, họ phải nhận thức được tình trạng của bản thân và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
Tập gym là để vui khỏe, đừng để việc tập luyện ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của bạn
Chứng nghiện tập gym có thể khiến chương trình cũng như lịch tập của bạn thay đổi đáng kể, có trường hợp còn thay đổi rất đột ngột nữa. Một hướng giải quyết có thể cho là hợp lý là dừng hẳn việc tập luyện cho tới khi khả năng tự chủ của bản thân được cải thiện.
Phòng ngừa chứng nghiện tập gym như thế nào cho hợp lý?
Lên kế hoạch cụ thể và bài bản cho chế độ tập của bạn, đồng thời giới hạn thời lượng cũng như số buổi tập trong tuần. Đây đều là những hướng phòng ngừa ban đầu.
Trong quá trình tập, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sự bất ổn về tinh thần cũng như thể chất của bạn, người tập nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Phân bổ thời gian tập luyện hợp lý, tránh xa rượu bia, thuốc là và một lối sống lành mạnh là những yếu tố cần thiết để phòng ngừa và khắc phục chứng nghiện tập gym.
Lên kế hoạch chế độ tập luyện hợp lý là cách phòng chống chứng nghiện tập gym hiệu quả