Rối loạn thần kinh thực vật là mất cân bằng của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Mặc dù nhiệm vụ chức năng của hai hệ thống này không giống nhau nhưng lại có sự liên quan ở phạm vi nhất định. Việc bị rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra ảnh hưởng đến các hệ tuần hoàn, tim mạch, tiêu hóa…, từ đó khiến ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Đó là lý do vì sao nhiều người đã tìm hiểu và theo học yoga như một phương pháp chữa bệnh an toàn. Yoga được cho là tạo ra một cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thống phó giao cảm.
Đối với những bệnh nhân bị rối loạn thực vật thì ngoài việc sử dụng thuốc điều chỉnh thì cũng cần phải luyện tập thể dục thể thao nhằm hỗ trợ, điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh về mức ổn định, tập luyện thể dục sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật.
Có thể nói, luyện tập yoga được coi là phương pháp phù hợp đối với các bệnh nhân có rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bởi lợi thế là những bài tập vừa không quá sức vừa có tác dụng cải thiện các triệu chứng gây ra.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Mọi hoạt động của cơ thể chúng ta đều do hệ thần kinh chi phối, bao gồm 2 hệ thần kinh là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật.
Hệ thần kinh giao cảm
Đối với hệ tim mạch, thần kinh giao cảm có thể tác động làm co mạch, tim đập nhanh mạnh và gây ra tình trạng tăng huyết áp, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Đối với hô hấp, hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng nhịp thở, thở nông và nhanh.
Hệ thần kinh phó giao cảm
Khác với hệ thần kinh giao cảm, hệ thần kinh phó giao cảm lại giúp làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng co thắt, thở chậm….
Do những nhiệm vụ đảm nhận giữa hai hệ thần kinh này không hề giống nhau nên việc cân bằng giữa hệ thống hai hệ thống thần kinh này vô cùng quan trọng. Chỉ cần yếu tố cân bằng bị ảnh hưởng sẽ khiến gây nên bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống vận động này.
Vì sao tập yoga có thể chữa rối loạn thần kinh thực vật?
Yoga là bộ môn luyện tập nhằm giúp cải thiện về cả thể chất và tinh thần có nguồn gốc từ Ấn Độ. Những bài tập yoga được thiết kế nhằm hỗ trợ đem lại sự dẻo dai, tăng cường sức mạnh và giúp đem lại sự hưng phấn từ đó dẫn đến sự thoải mái và hiệu quả trong việc kiểm soát cảm xúc, nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy yoga còn cải thiện tốt các triệu chứng rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục…
Yoga tạo ra một cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thống phó giao cảm. Lý giải điều này, hãy tưởng tượng rằng bạn đang luyện tập thể dục. Điều này đồng nghĩa với việc nhịp tim và huyết áp của bạn cũng sẽ tăng nhằm kích hoạt hệ thống giao cảm của bạn.
Mặt khác, yoga cũng sẽ kích hoạt hệ thống phó giao cảm của bạn và giúp bình thường hóa chức năng hệ thống thần kinh tự chủ. Nhắc tới yoga không thể không nhắc tới những bài tập thở.
Việc kiểm soát và làm chủ hơi thở sẽ giúp người tập kích hoạt thần kinh giao cảm và kết thúc bằng sự thư giãn hệ thống. Bên cạnh đó, một số bài tập yoga được thiết kế nhằm giúp kích thích hệ tim mạch và điều hòa quá trình đào thải nhiệt.
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp hệ thần kinh tự chủ hoạt động có trình tự, dễ quản lý hơn. Chúng ta biết tự điều chỉnh hơi thở khi chúng ta rơi vào kích thích môi trường, qua đó giảm sự căng thẳng trước kích thích. Ngoài ra, loại hình luyện tập này còn giúp người tập tăng khả năng tập trung, tăng năng suất công việc và thư giãn.
3 tư thế yoga chữa rối loạn thần kinh hiệu quả
Tư thế yoga lạc đà
Tư thế lạc đà có thể giúp giải phóng căng thẳng và tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, từ đó chữa lành các rối loạn trên tâm thần nói riêng và cơ thể nói chung.
Cách thực hiện
- Trước tiên, bạn hãy bắt đầu bằng tư thế ngồi ngập chân, ngót chân chạm hông, thẳng lưng.
- Hít thở sâu và đều, 2 chân và gối vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
- Sau đó, nhấc hông lên, quỳ trên thảm tập. Dùng 2 bàn tay nắm vào 2 cổ chân.Sau đó ngửa đầu ra sau, thở thật nhiều ra.
- Với tư thế này bạn hãy thẳng tay lên, dồn mọi trọng lực vào 2 cánh tay, đồng thời rướn ngực lên phía trước, cảm nhận sức căng của cơ thể. Lưu ý, lúc này hông và eo của bạn phải xô về phía trước.
- Lúc này đầu của bạn vẫn ngửa sâu ra sau, đôi vai của bạn cũng nên thả lỏng hoàn toàn và xoay hẳn 2 cánh vai ra phía sau để hỗ trợ lực cho đôi cánh tay.
- Giữ tư thế yoga này trong vòng 10 – 20 giây. Sau đó, từ từ thu người trở về tư thế chuẩn bị và lặp lại động tác 4 – 5 lần.
Tư thế yoga cây cầu
Giống như tư thế lạc đà, tư thế cây cầu cũng giúp cho máu lưu thông trên khắp cơ thể, giúp làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng.
Cách thực hiện
- Bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên sàn tập, 2 tay đặt duỗi hướng theo dọc thân người.
- Gập đầu gối và bắt đầu lấy 2 tay nắm lấy 2 cổ chân. Lúc này bạn đã đẩy thân trên lên cao nên mọi lực đều dồn vào cổ chân và 2 bờ vai. Đồng thời cảm nhận sự căng của lưng và cổ
- Với tư thế này nên điều chỉnh khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai
- Lưu ý giữ nguyên tư thế này tầm 30 giây hoặc lâu hơn, thở đều và chậm
- Trở về tư thế chuẩn bị và lặp lại động tác 3 – 5 lần
Tư thế yoga ngồi làm việc
Tư thế này giúp phát triển sức mạnh cơ thể bằng cách duỗi thẳng cột sống và giải phóng căng thẳng
Cách thực hiện
- Ngồi thẳng lưng trên thảm tập, lưng thẳng và hai chân duỗi thẳng trước mặt. Hai chân duỗi ra và bàn chân hướng lên trên.
- Đặt mông xuống sàn và căn chỉnh đỉnh đầu hướng lên trần nhà. Điều này sẽ tự động làm thẳng và kéo dài cột sống.
- Co duỗi bàn chân và đặc biệt là gót chân
- Để giúp vai và cột sống giảm bớt áp lực, bạn hãy đặt tay chống vào cạnh hông
- Thư giãn đôi chân và hạ nửa thân xuống sàn
- Hít thở đều và giữ tư thế trong khoảng 20 – 30 giây. Lặp lại tư thế 4 – 5 lần.
Để cập nhật thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng và luyện tập, bạn hãy ttruy cập vào Life Fitness &Yoga để tham khảo những thông tin vô cùng hữu ích.