Tập yoga khi bụng rỗng liệu có an toàn cho bạn?

Tập yoga khi bụng rỗng: Liệu có an toàn cho bạn?

Phần lớn các chuyên gia đều khuyên nên tập yoga khi bụng rỗng, tuy nhiên, đằng sau lời khuyên này ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Yoga là bộ môn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là bộ môn dành cho tất cả mọi người và có thể tập ở bất cứ thời điểm nào, từ sáng, trưa, tối cho đến những khoảng thời gian nghỉ ngắn trong ngày.

Tuy nhiên, dù chọn tập thời điểm nào thì phần lớn các chuyên gia đều khuyên bạn nên để bụng đói và trước khi tập không nên ăn bất cứ thứ gì. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng Life Fitness & Yoga xem qua những chia sẻ dưới đây để hiểu lý do tại sao nhé.

Tại sao bạn nên tập yoga khi bụng rỗng?

Các chuyên gia yoga chia sẻ rằng tập yoga khi bụng rỗng là một trong những nguyên tắc vàng mà bạn cần nhớ. Tốt nhất bạn nên tránh ăn khoảng 1 – 2 tiếng trước khi thực hiện các tư thế hoặc các bài tập thở. Với những bữa ăn chính, bạn ăn nên trước khi tập khoảng 4 tiếng.

Nguyên nhân là do việc tiêu hóa cần rất nhiều năng lượng. Nếu bạn ăn trước khi tập, việc thực hiện các tư thế sẽ lấy năng lượng từ quá trình này.

Điều này có thể khiến cơ thể không xử lý và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, không những vậy, thức ăn còn có thể bị kẹt lại ở ống tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

  Bạn nên lắng nghe cơ thể mình để xác định chính xác thời gian nên ăn trước khi tập yoga

  Bạn nên lắng nghe cơ thể mình để xác định chính xác thời gian nên ăn trước khi tập yoga

Tốt nhất, bạn nên lắng nghe cơ thể mình để xác định chính xác thời gian nên ăn trước khi tập yoga. Quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng có thể tác động đến điều này.

Chính vì vậy, nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe như hạ đường huyết, đái tháo đường hoặc hội chứng ruột kích thích, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn khi tập yoga.

Ăn quá no trước khi tập có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả buổi tập

Nếu ăn quá no trước khi tập, việc thực hiện các tư thế như vặn xoắn hoặc gập người có thể gây áp lực lên bụng và khiến bạn thấy khó chịu. Ngoài ra, việc thực hiện các tư thế nghịch đảo như đứng bằng vai hoặc trồng chuối cũng sẽ trở nên khó khăn.

Không những vậy, dạ dày rỗng cũng sẽ cung cấp nhiều không gian để thành bụng mở rộng và co lại khi thực hiện các tư thế. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp cột sống mở rộng sâu hơn hơn khi bạn thực hiện các tư thế kéo giãn.

Việc ăn no trước khi tập còn có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc muốn đi vệ sinh trong khi tập. Tình trạng này sẽ chi phối sự chú ý và khiến bạn khó tập trung vào việc thực hiện các tư thế.

Ăn trước khi tập còn khiến cho việc tập yoga với mục đích giảm cân trở nên không hiệu quả. Theo nghiên cứu, việc luyện tập khi bụng đói sẽ tạo cơ hội để cơ thể khai thác nguồn năng lượng dự trữ, chẳng hạn như chất béo, từ đó giúp cơ thể giảm cân.

Nếu ăn quá no, cơ thể sẽ không có điều kiện để thực hiện điều này và tất nhiên, mục đích giảm cân sẽ không thể thực hiện được.

Nên ăn trước khi tập yoga bao lâu?

Sri K. Patthabi Jois, người sáng lập loại hình ashtanga yoga và B.K.S. Iyengar, người sáng lập loại hình Iyengar yoga khuyên bạn nên ăn trước khi tập yoga khoảng 4 tiếng. Nguyên nhân là do điều này sẽ giúp đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn và có thể dành 100% nguồn năng lượng để thực hiện tư thế và các bài tập thở.

Nếu bạn hay cảm thấy đói, bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập khoảng 2 tiếng

Nếu bạn hay cảm thấy đói, bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập khoảng 2 tiếng

Tuy nhiên, nếu bạn hay cảm thấy đói và cần thực phẩm để duy trì nguồn năng lượng, bạn có thể ăn trước khi tập yoga khoảng 2 tiếng một bữa nhẹ. Các món ăn bạn có thể lựa chọn là trái cây, sữa… Với nước trái cây, bạn nên uống trước khi tập khoảng 45 phút để cơ thể có thời gian xử lý.

Các loại trái cây mọng nước như như dưa hấu, nho… là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn nhẹ bởi loại trái cây này sẽ giúp cơ thể được bổ sung đủ nước trong khi tập.

Nên ăn gì trước khi tập yoga buổi sáng?

Trước khi tập yoga buổi sáng, bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng, cân bằng với các thực phẩm cung cấp nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, carbohydrate và một lượng glucose vừa phải để cung cấp năng lượng cho cơ thể:

  • Trái cây tươi với ngũ cốc và sữa thực vật: Trái cây rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, trong khi ngũ cốc lại cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bạn nên dùng sữa thực vật thay vì sữa bò bởi những loại sữa này thường dễ tiêu hóa hơn.
  • Sinh tố: Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Bạn có thể cho thêm rau xanh để bổ sung chất xơ, thêm trái cây để bổ sung vitamin và sữa thực vật để bổ sung protein.
  • Bột yến mạch với các loại hạt và trái cây khô: Các loại hạt cung cấp protein và chất béo lành mạnh, tốt cho hoạt động của não, trong khi trái cây sấy và yến mạnh lại cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh trước khi tập yoga

Trước khi tập yoga, bạn nên tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào bởi những thực phẩm này thường rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn:

  • Các loại rau sống như cần tây, súp lơ, rau bina, cải xoăn và đậu bởi những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate phức tạp, có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy hơi. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách luộc, xào hoặc hấp những thực phẩm này trước khi ăn
  • Các loại thực phẩm chế biến vì những thực phẩm này thường chứa nhiều đường và natri, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc hết công suất và sẽ không có đủ năng lượng cho việc tập yoga
  • Thực phẩm cay là thủ phạm chính dẫn đến sự thiếu tập trung trong quá trình luyện tập. Những thực phẩm này có thể gây ra chứng ợ nóng và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi thực hiện các tư thế đảo ngược. Thực phẩm cay cũng góp phần làm tăng nhịp tim, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều và khiến tâm trí đi lang thang thang thay vì tập trung vào hơi thở và sự hướng dẫn của giáo viên.

Trước khi tập yoga, bạn nên tránh ăn các loại rau sống như cần tây, súp lơ, rau bina, cải xoăn

Sau khi tập yoga, nên đợi bao lâu thì có thể ăn?

Bạn nên để bản thân nghỉ ngơi ít nhất 15 phút sau khi tập rồi hẳn ăn để cơ thể có thể trở lại trạng thái bình thường. Luôn luôn tập tư thế xác chết vào cuối buổi tập yoga để thư giãn tâm trí và cơ thể trước khi ăn. Ăn ngay lập tức sẽ khiến cơ thể dễ bị sốc và gây khó chịu.

Bạn có thể uống nước trước và trong khi tập yoga không?

Uống nước khi tập yoga như thế nào là đúng? Đây là câu hỏi giành được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người.

Uống nước sẽ được khuyến khích nếu bạn đang tập yoga nóng bởi việc này sẽ giúp giữ ẩm cho cơ thể trong suốt quá trình tập. Tuy nhiên, khi uống, bạn cần tránh uống quá nhanh vì như vậy sẽ dễ gây buồn nôn khi thực hiện một số tư thế đảo ngược.

Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã hiểu được lý do tại sao nên tập yoga khi bụng rỗng rồi đúng không. Ngoài nguyên tắc này, trước khi tập yoga, bạn còn phải biết thêm nhiều thông tin khác.

5 tư thế yoga giúp thanh lọc cơ thể bạn nên áp dụng ngay

Để lại một bình luận